Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển cực kì mạnh mẽ trong những năm gần đây, điều này thắp lên hi vọng nâng hạng cho thị trường. Tuy nhiên sau bao nỗ lực, kết quả vẫn là chưa đủ để được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi. Tuy đã phát triển nhanh nhưng về quy mô và tính thanh khoản thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Việc một thị trường khi đã được lên hạng và sau đó lại bị xuống hạng là chuyện bình thường. Nên chúng ta cần phát triển chậm mà chắc, tạo nền tảng phát triển cho tương lai. Hi vọng với quyết tâm của chính phủ và các ban ngành, Việt Nam sẽ sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Việt Nam tiếp tục “lỡ hẹn” cơ hội nâng hạng, MSCI đề xuất đưa Pakistan trở lại thị trường cận biên sau 1 năm ở nhóm mới nổi
Một thông tin đáng chú ý là MSCI đang xem xét khả năng đưa thị trường Pakistan từ thị trường mới nổi về thị trường cận biên trong kỳ đánh giá tháng 11/2021 do không còn đáp ứng được các tiêu chí về quy mô và thanh khoản.
MSCI vừa công bố kết quả phân loại thị trường chứng khoán thế giới. Theo kết quả được công bố; Việt Nam tiếp tục “lỡ hẹn” với cơ hội nâng hạng từ thị trường cận biên (Frontier markets); lên thị trường mới nổi (Emerging markets).
Đây là điều đã được các tổ chức sớm dự báo khi này 10/6 vừa qua; trong báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu 2021; MSCI vẫn giữ nguyên các đánh giá của mình tại các tiêu chí đánh giá với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Pakistan có nguy cơ bị giảm hạng thị trường
Một thông tin đáng chú ý là MSCI đang xem xét khả năng đưa thị trường Pakistan; từ thị trường mới nổi về thị trường cận biên trong kỳ đánh giá tháng 11/2021; do không còn đáp ứng được các tiêu chí về quy mô và thanh khoản. Ngoài ra, không có cổ phiếu nào của Pakistan đáp ứng tiêu chí về quy mô và thanh khoản trong khung phân loại của MSCI.
Thị trường Pakistan vừa được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi trong kỳ đánh giá tháng 11/2020. Khi đó, Pakistan đang là thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong khu vực cận biên với tỷ trọng khoảng 30%.
Việt Nam xếp hạng cao trong thị trường cận biên
Trong trường hợp trở lại thị trường cận biên; MSCI ước tính Pakistan sẽ chiếm tỷ trọng 2,3% trong rổ MSCI Frontier Markets Index với số lượng 4 cổ phiếu. Trong khi đó, thị trường Việt Nam vẫn giữ vị trí lớn nhất trong rổ chỉ số này; nhưng tỷ trọng giảm nhẹ từ 31% xuống 30,3% và số lượng cổ phiếu vẫn giữ nguyên ở con số 20.
Với rổ MSCI Frontier Markets 100 Index; thị trường Pakistan có thể chiếm tỷ trọng 5,8% với số lượng 13 cổ phiếu; trong khi thị trường Việt Nam giữ vững vị trí số 1 với tỷ trọng 31,4%; (tăng nhẹ 0,4% so với hiện tại) và số lượng cổ phiếu giữ nguyên ở con số 34.
Cũng trong kỳ đánh giá này, MSCI cũng thông báo sẽ đưa Argentina; từ thị trường mới nổi sang thị trường độc lập (Standalone Markets); trong đợt đánh giá tháng 11/2021. Đây là thông tin có phần tích cực với thị trường Việt Nam; khi điều này sẽ không ảnh hưởng tới tỷ trọng thị trường Việt Nam trong rổ chỉ số Frontier Markets.
Việt Nam cần những gì để được nâng hạng
Để nâng hạng một thị trường từ cận biên lên mới nổi; TTCK Việt Nam phải đáp ứng hai tiêu chuẩn lớn của MSCI: Thứ nhất, về quy mô và thanh khoản của thị trường; là những yếu tố có thể lượng hóa và tính toán cụ thể; bao gồm tiêu chí số doanh nghiệp (DN) đạt chuẩn về quy mô DN; quy mô giao dịch cổ phiếu và thanh khoản. Thứ hai, về tiếp cận thị trường (là các tiêu chí định tính phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng cũng như chính MSCI; bao gồm năm nội dung như mở cửa thị trường với sở hữu nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài (room); mức độ thuận lợi cho dòng vốn vào – ra; hiệu quả của các khuôn khổ hoạt động; môi trường cạnh tranh và sự ổn định của cơ cấu, tổ chức).
Hiện nay, các tiêu chí về định lượng không còn là trở ngại cho việc nâng hạng của TTCK Việt Nam. Theo báo cáo, mức vốn hóa tính đến cuối quý III-2020 của thị trường đạt 4,3 triệu tỷ đồng; tăng gấp 3,15 lần trong vòng 5 năm qua, tương đương 71% GDP. Cơ cấu thị trường ngày càng hoàn thiện và đã phát triển trên ba mảng gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh. Các sản phẩm cũng đa dạng gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; hợp đồng tương lai, chứng quyền có bảo đảm và các bộ chỉ số đầu tư…