Thị trường Việt Nam đang là tâm điểm chú ý bởi tốc độ tăng trưởng luôn xếp nhóm đầu thế giới trong thời gian gần đây. Việc liên tục tăng này khiến cho không chỉ nhà đầu tư trong nước mà nhóm nhà đầu tư nước ngoài cũng đang nhòm ngó và có ý định rót tiền đầu tư vào thị trường này. Vậy lúc này nên đầu tư vào đâu mới an toàn cho nhà đầu tư. Nhóm chuyên gia khuyên rằng lúc này nên đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu của các công ty cổ phần tư nhân là tiềm năng nhất. Kênh nạy tạo ra lợi nhuận lớn hơn bởi sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian gần đây.
Đầu tư vào nhóm nào để tối ưu lợi nhuận
Chuyên gia VinaCapital: Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, cổ phần tư nhân… là cách tuyệt vời để “rót tiền” vào Việt Nam ở thời điểm này.
Mới đây, ông Andy Ho – Giám đốc điều hành, kiêm Trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital đã có cuộc trao đổi với CNBC và bày tỏ quan điểm rằng, đầu tư gián tiếp (FII), tức là thông qua giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, hoặc đầu tư vào cổ phần tư nhân hay thông qua các quỹ đầu tư, chính là cách tuyệt vời để đầu tư vào Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Trong một buổi phỏng vấn mới đây, phóng viên CNBC đã đặt câu hỏi cho ông Andy Ho – Chuyên gia VinaCapital: “Chính phủ Việt Nam đã được đánh giá rất cao khi giữ được sự an toàn cho đất nước khỏi đại dịch Covid-19. Nhưng có vẻ như dịch đã nghiêm trọng trở lại gần đây. Tại sao vậy?”.
Việc kiểm soát dịch bệnh tốt cũng là động lực cho thị trường tăng trưởng
Ông Andy Ho nhận định, Chính phủ Việt Nam đã hành động rất quyết liệt để kiểm soát Covid-19 kể từ tháng 4/2020. Về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp như truy vết, truyền thông sâu rộng đến cộng đồng. Với các biện pháp đó, Việt Nam đã giữ được số ca dương tính trong khoảng 11.000 với dân số 97 triệu người. Như vậy, có thể nói, Chính phủ vẫn đang làm khá tốt.
“Nhưng đây đã là đợt bùng dịch thứ tư, nên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội ở một số địa phương. Song, tôi phải nhắc lại rằng những người bị giãn cách chỉ bao gồm những đối tượng được xác định là có nguy cơ. Chính phủ cũng đã làm rất tốt trong việc giao tiếp với cộng đồng” – Chuyên gia VinaCapital cho biết.
Vị này nói thêm: “Tôi hiểu rằng cộng đồng ở Việt Nam có niềm tin rất cao vào chính phủ. Điều cần làm lúc này là giúp mọi người tiếp cận được vaccine thôi. Mới chỉ có khoảng 2% dân số được tiêm chủng và tiếp cận với vaccine; đây đang là một con số khá thách thức. Tôi nghĩ là do vấn đề cung cầu. Toàn thế giới đều đang có nhu cầu với vaccine và đặt hàng rất nhiều, tất nhiên; cần có thời gian để sản xuất đủ vaccine đáp ứng nhu cầu của tất cả. Tôi nghĩ trong khoảng 2-3 tháng tới, sẽ có nhiều vaccine hơn và nhiều người được tiêm chủng hơn. Hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường trong cuối năm nay hoặc đầu năm sau”.
Việt Nam hưởng lợi lớn từ việc dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu
Phóng viên CNBC tiếp tục đặt câu hỏi; Việt Nam vẫn là quốc gia được cho là hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc; tại sao bây giờ, chúng ta cần đánh giá Việt Nam với cách nhìn khác.
Về vấn đề này, chuyên gia VinaCapital cho rằng, có một vài góc độ ta cần xem xét. Trước hết là về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các công ty đang quan tâm đến Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và kiểm soát tốt Covid-19. Tất nhiên, với Covid-19 thì việc chuyển đến Việt Nam có thể diễn ra chậm hơn; nhưng ông Andy Ho cho rằng Việt Nam sẽ là một điểm đến thay thế tốt cho Trung Quốc về lĩnh vực sản xuất; và chi phí lao động là một mấu chốt quan trọng.
“Còn về đầu tư gián tiếp (FII), thì theo tôi đây là cách tuyệt vời để đầu tư vào Việt Nam trong thời điểm hiện tại. GDP Việt Nam đang tăng trưởng đều ở mức 6-7%/năm, lãi suất trong tầm kiểm soát và lạm phát đang giảm. Chúng ta thấy lợi tức đã đạt khoảng 15-20% trong vòng 5 năm qua và mức lợi tức đó sẽ còn tăng trong tương lai” – ông Andy Ho nhấn mạnh.
Năm 2020 là một năm quan trọng đối với thị trường vốn và năm 2021, cho đến nay; đã được chứng minh là một năm tăng trưởng rất mạnh mẽ tới 24-25%. Chuyên gia này hy vọng, nếu việc kiểm soát Covid-19 thành công tốt đẹp; thị trường cổ phiếu Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực.
Những yếu tố giúp Việt Nam trở nên đáng được đầu tư
Những chính sách mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhiều thị trường mới nổi có những hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực; bao gồm cả bất động sản đều cho phép có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Một ví dụ tiêu biểu trong 10 năm qua là tập đoàn Samsung. Với khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực sản xuất, Samsung đã mở rộng hoạt động của mình để biến Việt Nam trở thành trụ sở toàn cầu của các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Ngoài ra, chính phủ đã thay đổi một số quy định để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong vài thập kỷ. Bên cạnh đó, tình hình chính trị ổn định ở nước ta cũng được các chuyên gia đánh giá rất cao. Mức tăng trưởng GDP trung bình của nước ta đạt mức 6,5% mỗi năm.
Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy mức tăng trưởng khoảng 3%; bất chấp ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VERP); mức tăng trưởng GDP của nước ta có thể đạt 3,8% vào cuối năm 2020.
Cơ sở hạ tầng phát triển
Chính phủ nước ta đang liên tục cấp phép cho các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng. Nhiều tuyến đường cao tốc, sân bay, bến cảng được xây mới hoàn toàn.
Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp việc giao thương và đi lại trở nên dễ dàng hơn. Những dự án như vậy cũng tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài làm việc với chính phủ Việt Nam.