Tiêu điểm đáng chú ý cho nhà đầu tư trong thời gian tới đó là danh sách những công ty sắp bị hủy niêm yết. Lý do đến từ nhiều nguyên nhân nhưng một số nguyên nhân chính có thể kể đến như tỉ lệ biểu quyết trong hội đồng cổ đông không phù hợp với quy định, hay cũng có thể do vốn điều lệ không đủ theo các quy định mới. Việc này dẫn đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp này có thể giảm mạnh trong thời gian sắp tới. Nhà đầu tư nên chú ý để thoái vốn khỏi các doanh nghiệp này.
Hàng loạt cổ phiếu rời sàn chứng khoán trong tháng 7
Có 9 cổ phiếu bị hủy đăng ký giao dịch tại UPCoM, phần lớn rơi vào tháng 7. Những cổ phiếu bị hủy đăng ký giao dịch là do bị hủy tư cách công ty đại chúng theo quyết định của UBCKNN. Cổ phiếu HKB bị hủy niêm yết tại sàn HNX từ ngày 20/7, ngày giao dịch cuối cùng 19/7.
Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX); có 9 cổ phiếu bị hủy đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM, phần lớn rơi vào tháng 7. Nguyên nhân bị hủy giao dịch cổ phiếu là do bị hủy tư cách công ty đại chúng theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Vào ngày 11/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra thông báo hủy tư cách công ty đại chúng của Thép Đà Nẵng ( UPCoM: DNS ) kể từ ngày 23/4. Do vậy, cổ phiếu DNS sẽ có phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM vào ngày 12/7; và 21,6 triệu cổ phiếu DNS bị hủy đăng ký giao dịch từ 13/7.
Nguyên nhân bị hủy niêm yết
Doanh nghiệp bị hủy tư cách công ty đại chúng do; tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn chiếm đến 97,15% số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khác chỉ chiếm 2,85%; không đảm bảo điều kiện tối thiểu 10% theo quy định.
Đáng chú ý, cổ phiếu DNS đã có đà tăng nóng từ 9.400 đồng/cp lên 49.100 đồng/cp sau chuỗi tăng trần 11 phiên liên tiếp từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Sau thông tin doanh nghiệp bị hủy tư cách công ty đại chúng thì cổ phiếu giảm giá dần về vùng 22.500 đồng/cp, giảm 46% trong vòng hơn 1 tháng.
Đà tăng giá trước đó của Thép Đà Nẵng được cho là nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong bối cảnh thị trường thép diễn biến thuận lợi. Thép Đà Nẵng ghi nhận lợi nhuận năm 2020 đạt 5,4 tỷ đồng, cải thiện so với số lỗ 46 tỷ đồng năm trước. Quý I năm nay, doanh nghiệp lãi tiếp gần 40 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 11,2 tỷ đồng. Nhờ vậy, đơn vị xóa được lỗ lũy kế và có lãi nhẹ gần 5 triệu đồng.
STU bất ngờ tăng mạnh nhưng vẫn bị hủy niêm yết do không đủ điều kiện
Ngược lại, cổ phiếu STU của Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây; bất ngờ tăng giá từ vùng 11.800 đồng/cp lên 27.500 đồng/cp kể từ đầu tháng 6; bất chấp việc cổ phiếu này sẽ bị hủy đăng ký giao dịch tại UPCoM vào ngày 15/7; phiên giao dịch cuối cùng là 14/7. Cổ phiếu STU vốn không có thanh khoản; cổ phiếu tăng giá khi có 100 cổ phiếu khớp lệnh tại mức giá trần; một vài phiên giao dịch đột biến 400 hoặc 1.000 đơn vị.
Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây bị hủy tư cách công ty đại chúng; do vốn điều lệ đến cuối năm 2020 chỉ 18,76 tỷ đồng, thấp hơn mức tối thiểu để trở thành công ty đại chúng là 30 tỷ đồng theo quy định mới tại Luật Chứng khoán 2019.
Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây là doanh nghiệp chuyên thu gom; vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cổ đông Nhà nước còn nắm 26% vốn công ty. Hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng đều đặn các năm qua từ 7,4 tỷ đồng năm 2018 lên 14 tỷ năm 2020.
Chưa có ngày dừng giao dịch nhưng nhiều cổ phiếu khác sẽ phải rời sàn chứng khoán; sau khi UBCKNN công bố quyết định hủy tư cách công ty đại chúng như DCI của Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng; DNR của Đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng, NBR của Đường sắt Nghĩa Bình… Đa phần những doanh nghiệp này đều có vốn điều lệ thấp hơn 30 tỷ đồng.
Không minh bạch trong kiểm toán
Cụ thể, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do không thu thập đầy đủ bằng chứng hợp lý về tính hiện hữu của khoản lợi thế thương mại; chưa xác nhận được nguyên nhân thiếu hàng tồn kho; chưa nhận được thư xác nhận tạm ứng của ông Phạm Thanh Bình và ông Nguyễn Chí Đặng. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh năm 2020 của công ty tiếp tục lỗ lũy kế; các khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm.Tại sàn HNX, cổ phiếu HKB của Công ty Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội; sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 20/7, ngày giao dịch cuối cùng 19/7. Cổ phiếu công ty bị hủy niêm yết do BCTC năm 2019 và 2020 bị đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết đang phối hợp các bộ phận liên quan; để đối chiếu chứng từ công nợ tạm ứng với 2 cá nhân kể trên và xác định nguyên nhân thiếu hàng tồn kho. Song, do ảnh hưởng dịch Covid-19 chưa thuận tiện để tiếp xúc và phối hợp trực tiếp với những người liên quan.
Công ty Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh nông sản; thực phẩm như cà phê, tiêu, hạt điều, sắn… Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tiếp xuất hiện các khoản lỗ lớn từ 2017-2018; năm 2019 có lãi nhẹ thì năm 2020 tiếp tục lỗ.
Hủy niêm yết, ai là người bị thiệt nhiều nhất
Theo quy định hiện hành, sau khi hủy niêm yết; các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản cổ phiếu. Thế nhưng dưới góc nhìn của ông Nguyễn Duy Phương; chuyên viên phân tích của CTCK VCSC cho rằng cổ phiếu có thanh khoản hay không; hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã cạn về tài chính; khả năng hoạt động không hiệu quả thì đưa lên sàn UPCoM chẳng khác gì thêm “rác” vào sàn này.
Những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu; nhưng ai là người chịu thiệt nhiều nhất khi cổ phiếu hủy niêm yết? Đó vẫn là các cổ đông và nhà đầu tư đại chúng. Bởi vì hầu hết cổ phiếu trước khi hủy niêm yết đều rơi vào tình trạng thị giá tụt dốc không phanh; mức giá thường dưới giá niêm yết rất nhiều, thanh khoản èo uột; nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch bằng 0.
Hoặc ngược lại có nhiều trường hợp các cổ phiếu trước thời điểm hủy niêm yết; còn xảy ra hiện tượng tăng giá vì có những thông tin đồn đoán về việc có nhà đầu tư mới sẽ tái cấu trúc; được công ty lớn thâu tóm….; khiến cho nhà đầu tư lao vào gom cổ phiếu như con thiêu thân để rồi sau đó phải “ôm hận”.