Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, chúng ta thấy rằng số nhà đầu tư F0 tăng lên một cách chóng mặt. Những nhà đầu tư này tham gia thị trường bởi họ có thờ gian rảnh rỗi và muốn tìm kiếm một kênh đầu tư để kiếm tiền trong tình hình dịch bệnh. Nên chứng khoán là kênh đầu tư số một lúc bấy giờ, họ có thể là những người may mắn bởi nếu họ tham gia thị trường vào cuối năm 2019 thì có lẽ họ là thế hệ chưa biết lõ là gì. Đó là thời điểm thị trường tăng mạnh và không có dấu hiệu điều chỉnh.
Tuy nhiên thời điểm này lại khác bởi giá đã tăng quá nóng và bắt đầu có dấu hiệu sẽ điều chỉnh trong thời gian tới. Nên nhà đầu tư cần dành thời gian để tìm hiểu về các chỉ số kinh tế có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Từ đó đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác hơn.
Mục Lục
Các chỉ số kinh tế là một trong những vũ khí có giá trị nhất của các nhà đầu tư
Chỉ số kinh tế là gì?
Chỉ số kinh tế (Economic indicator) là một phần của dữ liệu kinh tế, thường có quy mô kinh tế vĩ mô, được các nhà phân tích sử dụng để giải thích các khả năng đầu tư hiện tại hoặc trong tương lai. Đồng thời, chỉ số kinh tế cũng được dùng trong việc đánh giá sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế.
Nền kinh tế, về cơ bản cũng giống như một cơ thể sống. Tại bất kỳ thời điểm nào, cũng có hàng tỷ tế bào đang chuyển động – một số thì tự vận động, một số khác thì phản ứng với các tác nhân bên ngoài. Điều đó khiến cho việc dự đoán biến động của nền kinh tế trở nên vô cùng khó khăn. Vì mỗi dự báo lại liên quan đến một lượng lớn các giả định.
Nhưng với sự trợ giúp của một loạt các chỉ số kinh tế, các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các bối cảnh, mô hình kinh tế khác nhau.
Chỉ số lạm phát
Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chứng khoán, nên quan tâm đến lạm phát. Lạm phát hiện tại, và lạm phát có thể xảy ra trong tương lai đều rất quan trọng trong việc xác định lãi suất hiện hành và chiến lược đầu tư.
Có một số chỉ số cũng quan trọng liên quan đến áp lực lạm phát. Đáng chú ý nhất trong nhóm này là Chỉ số giá sản xuất (PPI) và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nhiều nhà đầu tư thường sử dụng PPI để thử dự đoán CPI sắp tới.
Có một mối quan hệ đã được chứng minh là có ý nghĩa thống kê giữa hai yếu tố này. Lý thuyết kinh tế cho rằng, nếu người sản xuất hàng hóa bị buộc phải trả nhiều tiền hơn trong sản xuất; thì một phần giá tăng sẽ được chuyển cho người tiêu dùng.
Các chỉ số liên quan đến lạm phát quan trọng khác bao gồm mức độ và tốc độ tăng trưởng của cung tiền; và Chỉ số chi phí việc làm (ECI).
Tốc độ tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tất nhiên, có thể được coi là chỉ số quan trọng nhất; đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tập trung vào những nền kinh tế đang tăng trưởng.
Tăng trưởng GDP tác động đến cả tài chính cá nhân, đầu tư và tăng trưởng việc làm. Các nhà đầu tư có thể nhìn vào tốc độ tăng trưởng của một quốc gia; hoặc nền kinh tế, để quyết định xem họ có nên điều chỉnh mức đầu tư của mình hay không. Nhà đầu tư cũng có thể so sánh tốc độ tăng trưởng của các quốc gia với nhau; để quyết định nơi nào có cơ hội tốt nhất. Chiến lược này thường tập trung vào việc mua cổ phần của các công ty đang ở các nước đang phát triển nhanh chóng.
Ngoài GDP, Chỉ số Quản lý mua hàng (PMI) hay báo cáo lao động đều có thể cho thấy một nền kinh tế đang hoạt động tốt ở mức nào.
Lãi suất ngân hàng trung ương
Lãi suất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường ngoại hối; do tác động của chúng đến giá trị của tiền tệ. Lãi suất cao thường cho thấy một nền kinh tế ổn định; và cũng có nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn của các khoản tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng cao hơn; điều này có thể khuyến khích mọi người tiết kiệm thay vì đồ tiền vào các khoản đầu tư có rủi ro cao hơn.
Ngược lại, nếu lãi suất đối với tài khoản tiết kiệm thấp; các nhà đầu tư sẽ ưu tiên các khoản đầu tư rủi ro cao hơn.
Tỉ lệ thất nghiệp
Dữ liệu thất nghiệp và tiền lương là số liệu thống kê xem xét số lượng việc làm trong nền kinh tế; và số tiền mà mỗi cá nhân đang được trả cho công việc của họ. Dữ liệu này thường chỉ được công bố một vài lần trong năm.
Tỷ lệ thất nghiệp cao cùng với mức lương thấp là dấu hiệu của một thời kỳ suy thoái. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp và mức lương ngày càng tăng cho thấy nền kinh tế đang phát triển. Số liệu thất nghiệp được các thương nhân và nhà đầu tư trên toàn thế giới theo dõi chặt chẽ; vì thời kỳ thất nghiệp cao thường có sự tương quan với quan đến giá cổ phiếu thấp.
Quyết định lãi suất của FED
Về mặt tích cực, mặt bằng lãi suất, đặc biệt là lãi suất huy động bằng USD sẽ giảm hơn so với trước đây. Qua đó góp phần giảm chi phí huy động vốn của Chính phủ; cũng như doanh nghiệp Việt Nam khi đi huy động vốn nước ngoài, nhất là trái phiếu quốc tế. Ngoài ra, việc giảm lãi suất sẽ khiến đồng USD bị yếu đi một chút; như vậy sẽ bớt đi áp lực tỷ giá đối với VND, ông Lực phân tích.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, với thị trường chứng khoán; trong bối cảnh FED có những hành xử với chính sách; quyết sách như vậy thì cũng một phần tác động tích cực tới thị trường này; FED đã hành động tương đối kịp thời; đúng như kỳ vọng của các nhà đầu tư chứng khoán.
Ở chiều ngược lại, ông Cấn Văn Lực nêu rõ: Việc FED tiếp tục cắt giảm lãi suất đã chứng tỏ nền kinh tế của thế giới nói chung và Mỹ nói riêng trở nên bất ổn và khó khăn hơn. Điều này sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam qua việc giảm nhu cầu về thương mại; hoạt động đầu tư; trong tương lai có thể Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn; khó khăn nhiều hơn.