Tập đoàn Anova tại đại hội cổ đông thường niên đã thống nhất đổi tên thành Nova Consumer Group, sắp tới sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Được biết tập đoàn Anova là một thành viên của NovaGroup chuyên về chăn nuôi và thuốc thú y. Nhận thấy kết quả kinh doanh khả quan và tiềm năng thị trường lớn nên họ quyết định sẽ đưa công ty lên sàn nhằm huy động vốn nhằm mở rộng thị trường. Đây là một cơ hội tốt để nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu của công ty rất tiềm năng này.
Tập đoàn Anova thống nhất đổi tên
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2021 diễn ra sáng 25/6, Tập đoàn Anova – một thành viên của NovaGroup – đã thống nhất đổi tên và lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Tập đoàn đã vượt qua khó khăn khi đại dịch hoành hành
Trong năm 2020, ngành chăn nuôi đã và đang phải trải qua rất nhiều thách thức: mở đầu là bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF), cơn bão giá trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm và cá da trơn cũng như đại dịch Covid-19 với những tác động đến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm.
Không để khó khăn chung ảnh hưởng, Tập đoàn Anova được ghi nhận là có kết quả kinh doanh tích cực trong thời gian qua. Báo cáo tại Đại hội, đại diện Tập đoàn cho biết, năm 2020, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 3.112 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn là 178 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất của Tập đoàn là 3.882 tỷ đồng với 2.004 tỷ là vốn chủ sở hữu.
Trong lĩnh vực thuốc thú ý, Tập đoàn Anova là một trong những doanh nghiệp đầu ngành với 35% thị phần trong nước và liên tục nhiều năm liền được bình chọn cho giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đặc biệt, Tập đoàn Anova góp phần vinh danh thương hiệu thuốc thú y Việt Nam trên thị trường quốc tế với sản phẩm xuất khẩu sang hơn 26 thị trường, bao gồm cả những quốc gia phát triển như Hàn Quốc, UAE, Malaysia, Thái Lan…
Bên cạnh đó, Tập đoàn Anova được lựa chọn là cổ đông chiến lược của Navetco – doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngoài Navetco, Anova hiện cũng là cổ đông chiến lược của Vetvaco – đơn vị khác chuyên sản xuất vaccine trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mục tiêu phát triển mảng tiêu dùng
Tại Đại hội, Hội đồng quản trị Tập đoàn Anova trình Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2021 và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Theo đó, Anova được thống nhất đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Nova Consumer; (Nova Consumer Group) với định hướng phát triển thêm các ngành hàng tiêu dùng. Nova Consumer Group (NCG) sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm để nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín 3F từ trang trại đến bàn ăn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn và tạo ra giá trị cho nhà đầu tư.
Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Tập đoàn Anova được tổ chức trực tuyến.
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn sẽ được Nova Consumer Group chú trọng phát triển. Trong mảng thuốc thú y; Tập đoàn đặt mục tiêu phát triển thị trường, đưa sản lượng bán hàng tăng trên 50%. Đối với ngành chăn nuôi; mục tiêu năm 2021 tăng thêm ít nhất 2 trại heo với quy mô lớn và một hệ thống trang trại gà; với gần 1 triệu con tại khu vực phía Nam.
Chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Tại Đại hội, hội đồng cổ đông đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng; và dự kiến niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong thời gian tới. Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ, kịp thời của Nova Consumer Group để trở thành một trong ba trụ cột chính của NovaGroup (Novaland Group; Nova Service Group và Nova Consumer Group).
Tập đoàn Anova (nay là Nova Consumer Group) được thành lập từ năm 1992; khởi đầu là Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn. Cùng với 9 công ty thành viên; Nova Consumer Group đã từng bước hoàn thiện chuỗi sản xuất nông nghiệp khép kín; cung cấp trọn gói từ con giống, vắc xin, thuốc thú y; thức ăn gia súc và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi hiện đại đến với người nông dân. Từ năm 2021, tập đoàn bắt đầu tham gia sản xuất; kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng.
Phát hành cổ phiếu mang lại lợi ích gì?
Huy động vốn
Các startup cần tiền để duy trì hoạt động và tăng trưởng. Thông thường các doanh nhân phụ thuộc vào tiền túi để triển khai các dự án. Sau đó là tiền từ gia đình, bạn bè và các nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Hầu hết các công ty đều muốn được huy động vốn đại chúng; vì đây là nguồn cung cấp vốn dồi dào của thị trường tài chính. Việc đó chỉ có thể thực hiện thông qua IPO. Để có cơ hội tăng trưởng thông qua tăng vốn nhanh; các doanh nghiệp cũng có thể phát hành thêm cổ phần đổi lấy tiền.
Thoái vốn
Một lợi ích khác là thanh khoản, thu hồi tiền đầu tư cho, những nhà đầu tư ban đầu/đầu tiên vào công ty. Có thể bao gồm nhà sáng lập, nhân viên thời đầu và các nhà đầu tư. Sẽ rất khó khăn cho những thành viên này bán cổ phần khi công ty chưa được đại chúng. Vì rõ ràng, với công ty đại chúng, cổ phiếu sẽ được bán một cách dễ dàng trên sàn giao dịch hoặc trên thị trường OTC.
Cuối cùng là phát triển công ty
Công ty đại chúng sẽ yêu cầu những trách nhiệm mới. Đó là bởi vì các công ty đại chúng phải tuân theo những luật lệ khắt khe hơn; về những yêu cầu của báo cáo tài chính cho cổ đông. Khi những công ty đại chúng phải công bố thông tin; điều đó khuyến khích họ theo đuổi việc quản lý chặt chẽ và ra thông báo hoạt động nhiều hơn. Như vậy, để tạo dựng được uy tín với thị trường; cụ thể chính là nhà đầu tư hiện tại và tương lai; công ty đại chúng cần càng ngày càng phải nâng cao năng lực doanh nghiệp, tăng mức độ minh bạch. Do đó bạn cũng dễ tìm kiếm thông tin của công ty đại chúng hơn những loại hình công ty khác.